Breaking News
recent

Công ty cung cấp vải địa kỹ thuật - Nguyễn Đức

Vải địa kỹ thuật là gì?

Vai dia ky thuat là tấm vải có tính thấm, khi sử dụng lót trong đất nó có khả năng phân cách, lọc, bảo vệ, gia cường và thoát nước. Loại vải này thường được sản xuất từ polypropylene hoặc polyester và được sử dụng nhiều trong các ngành kỹ thuật như thủy lợi, giao thông, môi trường.



Vải được chế tạo từ những sản phẩm phụ của dầu mỏ, từ một hoặc hai loại polymer (polyamide) như polyester và/hoặc polypropylen. Tùy theo hợp chất và cách cấu tạo, mỗi loại vải có những đặc tính cơ lí hóa như sức chịu kéo, độ dãn, độ thấm nước, môi trường thích nghi v.v…khác nhau.
Hầu hết các sản phẩm có mặt tại Việt Nam đều được chế tạo bằng polyester và polypropylen. Vải được chia làm ba nhóm chính dựa theo cấu tạo sợi: dệt, không dệt và vải địa phức hợp.


Nhóm dệt: gồm những sợi được dệt ngang dọc giống như vải may, như vải địa kỹ thuật loại dệt polypropylen. Biến dạng của nhóm này thường được thí nghiệm theo 2 hướng chính: hướng dọc máy, viết tắt MD (machine direction) và hướng ngang máy, viết tắt CD (cross machine derection). Sức chịu kéo theo hướng dọc máy bao giờ cũng lớn hơn sức chịu kéo theo hướng ngang máy. Vải dệt thông thường được ứng dụng làm cốt gia cường cho các công tác xử lí nền đất khi có yêu cầu.
Nhóm không dệt: gồm những sợi ngắn và sợi dài liên tục, không theo một hướng nhất định nào, được liên kết với nhau bằng phương pháp hóa (dùng chất dính), hoặc nhiệt (dùng sức nóng) hoặc cơ (dùng kim dùi).
Nhóm vải phức hợp: là loại vải kết hợp giữa vải dệt và không dệt. Nhà sản xuất may những bó sợi chịu lực (dệt) lên trên nền vải không dệt để tạo ra một sản phẩm có đủ các chức năng của vải dệt và không dệt.

Ứng dụng

- Tách các lớp đất có phần hạt khác nhau. Chủ yếu là giữa các lớp hạt thô và hạt mịn của bùn sét
- Thấm: Lớp vải địa này hoạt động như một đường dẫn nước hoạt động giống lớp cát thấm, chỉ cho nước chảy qua, ngăn cản hạt đất chảy vào hệ thống thoát nước.
Trong giao thông vải có thể làm tăng độ bền, tính ổn định cho các tuyến đường đi qua những khu vực có nền đất yếu như đất sét mềm, bùn, than bùn…
Trong thủy lợi, dùng che chắn bề mặt vách bờ bằng các ống vải độn cát nhằm giảm nhẹ tác thủy động lực của dòng chảy lên bờ sông.
Trong xây dựng, dùng để gia cố nền đất yếu ở dạng bấc thấm ứng dụng trong nền móng…Neo tường chèn đất và tôn nền với góc nghiêng lớn.
Bảo vệ các bãi rác, phế thải. Chống nhiễm bẩn đất và nước.
Ống địa kỹ thuật được nhồi cát như ruột tượng để san đất lấn biển, làm đê quai.
Kiểm soát xóa mòn các bờ sống bờ biển do nước mưa và dòng chảy bề mặt.
Lớp chống thấm dưới mặt đường Asphal, chống trương nở đất khi gặp nước.

Lợi ích khi sử dụng:

Cho phép tăng cường lớp đất đắp bằng việc tăng khả năng tiêu thoát nước.
Giảm chiều sâu đào vào các lớp đất yếu.
Giảm độ dốc mái lớp đất đắp yêu cầu và tăng tính ổn định của chúng.
Giữ được tốc độ lún đều của các lớp đất, đặc biệt trong vùng chuyển tiếp.
Cải thiện các lớp đất đắp và kéo dài tuổi thọ công trình.

Các tiêu chuẩn thiết kế

Với những ứng dụng mà vải địa có các chức năng chính là phân cách, tiểu biểu như các loại đường có và không có tầng mặt cấp cao. Với các đê đập cao khi mà các chức năng chính là gia cường và phân cách thì vải địa cần phải có cường độ chịu kéo đủ cao. Thêm nữa, vải phải chịu được ứng suất thi công đồng thời phải bảo đảm tính chất tiêu thoát và lọc ngược tốt. Các tiêu chuẩn chính cho việc lựa chọn vải là:
Vải có khả năng chống hư hỏng trong thi công và lắp đặt
Vải có các đặc điểm thích hợp về lọc ngược và thoát nước
Độ bền cao khi tiếp xúc với ánh sáng

Quy trình thi công theo các trình tự sau:

Chuẩn bị nền đường: phát quang những cây cối, bụi rậm, dãy cỏ trong phạm vi thi công. Gốc cây đào sâu 0.6m dưới mặt đất. Nền đường cần có độ dốc để thoát nước khi mưa.
Trải vải  trên nền đường, lớp vải nọ nối tiếp lớp vải kia theo một khoảng phủ bì tùy thuộc vào sức chịu lực của đất.
Sau cùng trải và cán đá dăm hoặc đá sỏi.

Tags: Bơm Insulin , Vai dia ky thuat, Vải địa kỹ thuật, Vải địa kỹ thuật không dệt
Trung Tam The Thao

Trung Tam The Thao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.